Một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh chưa chắc đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ngoài ra một số chất dinh dưỡng cơ thể không thể tổng hợp được. Do đó thực phẩm bổ sung ra đời để giải quyết vấn đề này, nhằm tăng cường bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể mà một chế độ ăn uống hoặc lối sống bận rộn không thể đáp ứng được.

1. Thực phẩm bổ sung là gì?

Thực phẩm bổ sung được sản xuất nhằm giúp cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cơ thể, những chất dinh dưỡng thường là vitamin, protein, khoáng chất, tinh bột, chất xơ, chất chống oxy hoá. Thực phẩm bổ sung cũng là một nhóm nhỏ thực phẩm mà con người bổ sung vào chế độ ăn uống để tăng cường sức khoẻ và giảm thiếu hụt dinh dưỡng.

Theo quy định của Liên minh Châu Âu đưa ra định nghĩa về “thực phẩm bổ sung” như sau:

  • “Bất kỳ thực phẩm nào có mục đích bổ sung cho chế độ ăn uống bình thường và là nguồn tập trung vitamin, khoáng chất hoặc chất khác có tác dụng dinh dưỡng hoặc sinh lý, được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp và được bán ở dạng định liều.”

 

Tuỳ vào mục đích sử dụng, thực phẩm bổ sung được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như: viên nén, viên nang, viên nhộng, bột, chất lỏng.

Thực phẩm bổ sung giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Thực phẩm bổ sung giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

2. Công dụng cụ thể của các dưỡng chất dưới dạng thực phẩm bổ sung

Vitamin

  • Vitamin B1 (Thiamine): đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của hệ thần kinh, là loại enzym cầ thiết cho quá trình chuyển hoá năng lượng.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): đảm nhiệm vai trò đối với sức khoẻ mô và da. Enzym cần thiết cho việc chuyển hoá chất béo, đường, đạm thành năng lượng, xây dựng tế bào hồng cầu, tham gia trực tiếp vào hoạt động hô hấp của tế bào. Ảnh hưởng đến hoạt động hấp thu, dự trữ và sử dụng chất sắt trong cơ thể, đề phòng bệnh thiếu máu.
  • Vitamin B3 (Niacin): Ức chế lượng Cholesterol xấu, tăng mức Cholesterol tốt. Có công dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa động mạch,   xơ cứng động mạch. Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh về nấm. Đảm bảo cơ thể có làn da, hệ thần kinh, tiêu hoá hoạt động khoẻ mạnh.
  • Vitamin B5 (Axit Pantothenic): tạo ra các tế bào máu, giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng.
  • Vitamin B6 (Pyridoxine): quan trọng đối với sự phát triển của não, giúp cho hệ thần kinh và hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Vitamin B6 đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động của chức năng thể chất, tâm lý, giúp duy trì chức năng gan, thần kinh, hệ tuần hoàn.
  • Vitamin B9 (Axit Folic): Phục vụ các quá trình tạo mới tế bào, giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển.
  • Vitamin B12 (Cobalamin): Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hoá tế bào, duy trì chức năng thần kinh và sản xuất ADN.
  • Vitamin C (Axit Ascoricic): Giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt, đẩy lùi các bệnh nhiễm trùng, viêm nướu, phòng ngừa các bệnh cảm cúm. Tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao đề kháng, chống oxy hoá, là Enzym cần thiết cho quá trình chuyển hoá protein của cơ thể.
  • Vitamin A : Đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng thần kinh ở mắt, đảm bảo sức khoẻ cho niêm mạc, da, hỗ trợ phát triển hệ xương và hệ miễn dịch.
  • Vitamin D: Giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ canxi. Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp, giảm triệu chứng bệnh trầm cảm.
  • Vitamin E: Có đặc tính chống oxy hoá, giúp bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại như phóng xạ, khói thuốc.
  • Vitamin K: quan trọng trong hệ Enzym của gan, tổng hợp các yếu tố chống đông máu, hỗ trợ điều chỉnh sự đông đặc của máu. Hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và canxi trong máu.

Khoáng chất

  • Natri: cân băng chất lỏng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, hỗ trợ chức năng co cơ.
  • Clorua: cân bằng chất lỏng axit trong dạ dày.
  • Canxi: Hình thành cấu trúc xương, giúp xương, răng chắc khoẻ, hỗ trợ hoạt động dẫn truyền tín hiệu từ thần kinh đến não và ngược lại, tăng cường sức khoẻ miễn dịch. Giúp ngăn ngừa các bệnh vê xương khớp.
  • Photpho: đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của xương và răng, tham gia vào quá trình co cơ, đông máu, chức năng thận, chức năng thần kinh, tái tạo mô và tế bào, đảm bảo duy trì nhịp tim bình thường, cân bằng axit bazo.
  • Magie: Là chất cần thiết cho quá trình tạo ra protein.
  • Sắt: tạo nên tế bào hồng cầu khoẻ mạnh, hỗ trợ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan, tham gia vào cấu tạo của nhiều Enzym. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Kẽm: Là thành phần của nhiều Enzym trong cơ thể, cần thiết để hình thành protein và vật liệu di truyền. Hỗ trợ chức năng thần kinh vị giác, chữa lành vết thương, sản xuất tinh trùng, sức khoẻ miễn dịch.
  • I ốt: Hỗ trợ điều chỉnh sự tăng trưởng, phát triển và trao đổi chất.
  • Chất béo Omega3, Coq10: hỗ trợ cải thiện và giúp hoạt động ổn định các vấn đề tim mạch.

Kháng thể

  • Kháng thể: Giúp tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi rút có khả năng gây hại cho cơ thể. Hỗ trợ tái tạo, phục hồi và sửa chữa tế bào.

Protein

  • Cung cấp hàm lượng protein giúp phát triển sức mạnh, enzym làm chất xúc tác cho các quá trình trao đổi chất, phản ứng sinh hoá của cơ thể. Hỗ trợ phát triển cơ bắp, phát triển tế bào.

Men vi sinh, lợi khuẩn.

  • Cung cấp lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động ổn định, khoẻ mạnh. Giúp kích thích hệ miễn dịch đường ruột qua đó nâng cao sức khoẻ miễn dịch tổng thể.

 

Thực phẩm bổ sung được sản xuất dưới dạng viên nén, viên nang, dung dịch, bột, dầu, chất lỏng.
Thực phẩm bổ sung được sản xuất dưới dạng viên nén, viên nang, dung dịch, bột, dầu, chất lỏng.

3. Đối tượng nào cần sử dụng thực phẩm bổ sung.

Cách tốt nhất để cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là đảm bảo một chế độ ăn đủ chất. Nhưng ở một số đối tượng, cơ thể cần lượng dưỡng chất nhiều hơn hoặc cơ thể họ không tự tổng hợp được từ bữa ăn hàng ngày thì nên sử dụng thực phẩm bổ sung. Sau đây là câu trả lời cho câu hỏi “Ai nên sử dụng thực phẩm bổ sung?”

  • Người ăn kiêng, ăn chay trường, người đang trong quá trình giảm cân.
  • Người bệnh, đang hồi phục sau phẩu thuật, chấn thương.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người ốm bệnh lâu ngày, sức khoẻ suy giảm.
  • Người bị dị ứng với thực phẩm.
  • Trẻ em.
  • Người lớn tuổi.
  • Người muốn bảo vệ sức khoẻ.
  • Người khó hấp thu dinh dưỡng hoặc có chế độ ăn uống không điều độ.
  • Người tập Gym, quản lý cân nặng, cần tăng giảm cân.
Thực phẩm bổ sung hỗ trợ tích cực những đối tượng thiếu hụt dinh dưỡng
Thực phẩm bổ sung hỗ trợ tích cực những đối tượng thiếu hụt dinh dưỡng

Sử dụng Thực phẩm bổ sung có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Sau đây là một vài ví dụ về việc sử dụng hiệu quả:

  • Bệnh nhân loãng xương cần nhiều Calci và vitamin D hơn so với lượng Canxi cung cấp từ bữa ăn hàng ngày.
  • Cải thiện tầm vóc cho trẻ khi cung cấp lượng Canxi nhiều hơn ở giai đoạn dậy thì.
  • Bệnh nhân bị hội chứng Crohn, các bệnh liên quan về đường tiêu hoá, dị ứng với thực phẩm, không dung nạp gluten khiến việc hấp thụ một vài chất dinh dưỡng gặp khó khăn.
  • Những người tổn thương thần kinh thiếu hụt vitamin B12 cần bổ sung thêm thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Sự kết hợp giữa vitamin C, vitamin E, các khoáng chất như đồng và kẽm có thể làm chậm tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.
  • Cung cấp Acid folic đầy đủ cho bà bầu có thể giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.
  • Tác dụng hỗ trợ của axit béo Omega-3, CoQ10 đối với một số bệnh nhân tim mạch.

4. Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm bổ sung

Sử dụng thực phẩm bổ sung là cần thiết đối với những đối tượng thiếu hụt dinh dưỡng. Nhưng cần sử dụng đúng, điều độ và đầy đủ theo lộ trình, tốt nhất cần có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ. Do đó bạn nên tìm hiểu kĩ các loại thực phẩm để việc sử dụng có hiệu quả và an toàn.

Điều gì xảy ra khi sử dụng thực phẩm bổ sung quá liều lượng cho phép? Một số tương tác hay gặp giữa thực phẩm bổ sung và thuốc trị bệnh như:

  • Quá liều Vitamin K có thể giảm tác dụng của thuốc chống đông Warfarin.
  • Liệu pháp hoá trị ở 1 số bệnh nhân ung thư bị giảm nếu tương tác với các chất chống Oxy hoá, Vitamin C, Vitamin E.

Sử dụng quá liều sẽ dẫn đến

  • Sử dụng quá liều Vitamin A dẫn đến đau đầu, tổn thương gan. Nguy cơ gây các di tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai.
  • Quá liều gây dư sắt dẫn đến buồn nôn, ói mửa.
  • Dư Canxi và Vitamin D có thể gây sỏi thận.
  • Sử dụng liều cao Vitamin E có nguy cơ dẫn đến đột quỵ vì xuất huyết não.
  • Dùng Vitamin B6 liều cao thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây khó khắn trong việc cử động cơ thể.

Các biểu hiện khi sử dụng quá liều sẽ biến mất nếu ngưng sử dụng.

Sử dụng Thực phẩm bổ sung đúng cách sẽ mang lại những lợi ích tuyệt với cho sức khoẻ, nhưng nếu sử dụng tuỳ ý, bừa bãi hoặc lạm dụng quá mức sẽ biến thực phẩm bổ sung thành con dao 2 lưỡi gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính người dùng.

Do đó chỉ nên sử dụng thực phẩm bổ sung theo khuyến cáo và liều dùng của nhà sản xuất. Đối với những người có bệnh nền hoặc đang trong giai đoạn điều trị bệnh bằng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Cần lưu ý tránh sử dụng tuỳ ý và lạm dụng thực phẩm bổ sung.

Không có TPCN bổ sung vitamin, khoáng chất nào có thể tốt và thay thế được việc ăn uống cân bằng và đa dạng tất cả các nhóm thực phẩm.

Thường xuyên hoạt động thể chất, thể dục thể thao là cách tốt nhất để cơ thể tăng cường trao đổi chất, qua đó giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *