Cung cấp đầy đủ Canxi cho cơ thể là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khoẻ lâu dài, đặc biệt canxi có vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ xương khớp, tuy nhiên hiện nay tình trạng thiếu hụt canxi đang là vấn đề mà mọi người rất ít quan tâm, đa số người dân trên toàn thế giới không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Bổ sung canxi là giải pháp được khuyến nghị với những người có khẩu phần ăn có canxi không đủ hoặc những người bị loãng xương nhằm cải thiện tình trạng suy giảm sức mạnh của xương khớp và duy trì một thể trạng khoẻ mạnh.

1. Canxi có vai trò gì đối với cơ thể

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng của cơ thể, cụ thể là hệ cơ quan vận động. Có hơn 98% mật độ canxi tập trung ở xương và răng, 1-2% còn lại nằm trong máu, các chất dẫn truyền thần kinh, dịch mô nhưng lại hết sức quan trọng để duy trì và đảm bảo hoạt động của các chức năng cơ thể.

  • Canxi là thành phần quan trọng nhất của bộ xương, răng. Giúp cải thiện tầm vóc và chiều cao ở trẻ em ở tuổi dậy thì, giúp duy trì xương và răng chắc khoẻ.
  • Đóng vai trò quan trọng đối với hệ cơ.
  • Đảm bảo và duy trì hoạt động cho hệ cơ quan vận động duy trì sự đông đặc của máu, nhịp tim, các hoạt động chuyển hoá bên trong cơ thể.
  • Canxi trong máu tác động trực tiếp đến hệ thần kinh đóng vai trò dẫn truyền tín hiệu từ cơ thể đến não bộ và ngược lại.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng trong cơ thể
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng trong cơ thể

2. Điều gì xảy ra khi cơ thể thiếu hụt canxi

Dưới đây là những dấu hiệu xảy ra thường xuyên nếu cơ thể thiếu canxi.

  • Khi thiếu canxi cơ thể dễ dàng bị các tình trạng như: tê bì chân tay, đau cơ bắp, chuột rút, khó ngủ, hay hồi hộp, suy giảm trí nhớ… Nếu không cung cấp đủ canxi cho cơ thể để đảm bảo các hoạt động thiết yếu của hệ cơ quan vận động, cơ thể có xu hướng tự động lấy canxi từ xương để bù đắp vào lượng canxi có trong máu, các chất truyền dẫn, dịch mô. Do đó sẽ khiến mật độ, sức mạnh của xương khớp bị giảm, gây ra bệnh loãng xương, thoái hoá xương khớp…
  • Nhức mỏi xương khớp, đau xương khớp.
  • Cao huyết áp.
  • Cơ thể dễ mệt và hay ra mồ hôi.
  • Suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, hay có tình trạng đau đầu.

3. Tác hại của việc thiếu canxi với từng đối tượng

Thiếu canxi là nguy cơ gián tiếp và trực tiếp làm khiến cơ thể mắc 147 loại bệnh khác nhau, đây là kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Joel Wallach (Hoa kỳ) đã đạt giải thưởng Nobel y học năm 1991.

  • Đối với trẻ nhỏ: thiếu hụt canxi sẽ làm bé chậm lớn, còi xương, chậm phát triển chiều cao.
  • Đối với người trưởng thành: việc thiếu hụt canxi lâu ngày dẫn đến tình trạng loãng xương, thoái hoá xương khớp gây nên các bệnh như thoái hoá cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp.
  • Đối với bà bầu: Trong thời gian thai kỳ, cơ thể người mẹ cần một lượng lớn canxi để cung cấp cho thai nhi, nếu cơ thể không cung cấp đủ canxi từ thức ăn, cơ thể người mẹ sẽ có xu hướng lấy canxi từ xương để bù đắp cho thai nhi trong thời gian thai kỳ. Khiến mật độ canxi trong xương giảm xuống và tạo nên nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
  • Người cao tuổi: Thiếu hụt canxi gây ra các bệnh lý về xương khớp, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Ngoài ra có khả năng làm suy giảm trí nhớ, thúc đẩy quá trình lão hoá nhanh hơn.
Thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về xương và thần kinh
Thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về xương và thần kinh

4. Những nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu Canxi

  • Khẩu phần ăn không đủ, bữa ăn thiếu dinh dưỡng: Hiện nay hầu hết khẩu phần ăn của người dân Việt Nam chỉ đáp ứng 50% – 60% lượng canxi mà cơ thể cần (tức khoảng 400-600mg canxi), vì vậy thiếu hụt 40-50% nên cần bổ sung thêm từ các nguồn khác – Số liệu từ Viện dinh dưỡng quốc gia.
  • Rối loạn chuyển hoá canxi: ảnh hưởng từ các yếu tố như lão hoá, nội tiết tố, thiếu vận động.

5. Nhu cầu canxi của cơ thể theo khuyến cáo của WHO – Tổ chức y tế thế giới

Để trả lời câu hỏi một ngày cơ thể cần lượng canxi bao nhiêu là đủ, tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra khuyến nghị bổ sung canxi với từng đối tượng và độ tuổi khác nhau.

Đối tượng Độ tuổi Nhu cầu mỗi ngày ( mg )
Trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi 300
Trẻ nhỏ 6-12 tháng 400
Trẻ nhỏ 1-3 tuổi 500
Trẻ nhỏ 4-6 tuổi 600
Trẻ nhỏ 6-9 tuổi 700
Trẻ vị thành niên 10-18 tuổi 1000
Người trưởng thành 19-50 700-1000
Phụ nữ mang thai 1000
Phụ nữ cho con bú 1000
Người cao tuổi 1500

6. Khắc phục tình trạng thiếu hụt canxi

Từ những vấn đề và bệnh lý xuất phát từ việc thiếu canxi cho thấy tầm quan trọng của việc bổ sung canxi, cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể là cách tốt nhất để duy trì một thể trạng dẻo dai, khoẻ mạnh và phòng ngừa những bệnh tật tiềm tàng.

Bổ sung canxi qua chế độ ăn uống

Thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày bằng những thực phẩm giàu canxi dưới đây là cách tốt nhất để đảm bảo việc cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

  • Các món hải sản như tôm, cua, cá, sò…
  • Các loại rau xanh như: Rau dền, đậu cô ve, cải xoăn, súp lơ, cải xoong, rau diếp cá, bắp cải, cần tây…
  • Các chế phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua, sữa tươi, sữa canxi nano, sữa non.
Các chế phẩm từ sữa cung cấp lượng lớn canxi cho cơ thể
Các chế phẩm từ sữa cung cấp lượng lớn canxi cho cơ thể

Cung cấp bằng các sản phẩm bổ sung canxi

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bổ sung canxi để đảm bảo lượng canxi cần đáp ứng. Đây cũng là cách mà hiện nay được rất nhiều người lựa chọn vì tính tiện lợi của nó.

  • Canxi cá tuyết
  • Canxi Úc
  • Thuốc canxi
  • Canxi nước
  • Sữa non Alpha Lipid Lifeline 450g

Sữa non Alpha Lipid Lifeline cung cấp 1000mg canxi mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu canxi thiết yếu của cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *